Cách trị bệnh gà ủ rũ: Cách nhận biết, nguyên nhân và khắc phục

Một trong những vấn đề khiến sư kê lo lắng nhất khi chơi gà đá chính là chiến kê bị bệnh. Và bệnh gà ủ rũ là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Bệnh này có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân ra sao? Bạn đang tìm cách trị bệnh gà ủ rũ hiệu quả?… Vậy thì hãy dành chút thời gian để theo dõi bài viết dưới đây trên cắt mạng tổng.

>>> Xem thêm: Chữa bệnh cho gà bằng tỏi: Đơn giản nhưng hiệu quả cao

Dấu hiệu nhận biết bệnh gà ủ rũ trong từng trường hợp

Bệnh ủ rũ rất dễ gặp ở gà. Nếu không phát hiện kịp thời và có cách chữa trị phù hợp thì bệnh rất khó kiểm soát. Và nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của sư kê. Bệnh ủ rũ ở gà, thường đi kèm với hai hiện tượng khác nhau. Cụ thể:

cach tri benh ga u ru 1
Bệnh ủ rũ ở gà rất nguy hiểm

1. Bệnh gà ủ rũ, bỏ ăn, đi kèm với hiện tượng khô chân

Có thể nhận biết dấu hiệu bệnh bằng những biểu hiện bên ngoài, như ủ rũ, xù lông, gà ít vận động. Bên cạnh đó nó thường bỏ ăn, đứng yên một chỗ, không thích di chuyển. Ngoài ra còn có:

– Da chân khô, không được tươi tắn, thậm chí là teo lại.

– Hơi thở khò khè, lông bụng bết dính vào nhau.

– Phân trắng nhớt, quanh vùng hậu môn có hiện tượng dính phân rất bẩn.

Nếu chiến kê của bạn có đầy đủ các dấu hiệu trên, thì chúng mắc bệnh thương hàn ghép khuẩn E.coli.

Da ga thomo 67 – website trực tiếp đá gà nhanh nhất hiện nay

2. Gà ủ rũ đi kèm với hiện tượng diều sưng

Đối với trường hợp này, khả năng cao là gà chiến của bạn mắc bệnh Newcastle. Một vài dấu hiệu cực kỳ dễ nhận biết như sau:

– Gà ủ rũ, xù lông, xệ cánh, đầu thường rụt xuống, đứng gật gù.

– Gà thường bỏ ăn hoặc ăn không tiêu, đi kèm với đó là biểu hiện diều sưng, đầy hơi, mũi miệng đều dính dịch nhờn.

– Gà đi phân loãng màu trắng xanh, có mùi tanh.

– Nhiều con còn có triệu chứng co giật, đi thụt lùi, mổ thức ăn không trúng.

Cách trị bệnh gà ủ rũ trong từng trường hợp

Ở mỗi giai đoạn, nó sẽ có phương thức chữa trị khác nhau. Sư kê sau khi xác định được tình trạng bệnh của chiến kê thì tiến hành thực hiện theo các cách sau:

1. Cách trị bệnh gà ủ rũ ở hiện tượng chân khô

Đối với trường hợp này, bệnh tương đối nhẹ và có thể chữa trị được, tỷ lệ chết thấp. Nên các sư kê cần áp dụng các phương thức chữa trị ngay.

 Cách trị bệnh gà ủ rũ ở hiện tượng chân khô
Cách trị bệnh gà ủ rũ ở hiện tượng chân khô

– Dùng thuốc kháng sinh Florfenicol 4% hoặc Trimothoprim & Sulpharmethoxazol trộn vào thức ăn hoặc nước uống theo tỷ lệ phù hợp.

– Cho gà uống kháng thể E.coli 2 lần/ ngày, liên tục trong 3 ngày.

– Kết hợp cho gà uống chất điện giải Gluco-C, vitamin ADE trong vòng 12 ngày. Bên cạnh đó kết hợp thêm thuốc bổ gan thận để tăng hệ miễn dịch và sức khỏe của chiến kê. Giúp gà mau khỏe hơn.

– Trong khẩu ăn hằng ngày cho gà sử dụng thuốc trị hen suyễn Bromhexin, kết hợp với men tiêu hóa, khoáng chất Premix, vitamin B – Complex.

2. Cách trị bệnh gà ủ rũ ở hiện tượng diều căng

Ở tình trạng này, diễn biến bệnh khó kiểm soát và tỷ lệ chết cao. Do đó các sư kê cần tiến hành áp dụng cách trị bệnh gà ủ rũ ngay.

Cách trị bệnh gà ủ rũ ở hiện tượng diều căng
Cách trị bệnh gà ủ rũ ở hiện tượng diều căng

– Đối với gà 3 đến 5 ngày tuổi thì cho dùng vacxin dịch tả hệ II, pha với nước muối sinh lý rồi nhỏ vào mắt, mũi.

– Đối với gà ở giai đoạn 20 đến 25 ngày tuổi thì cho uống vacxin Lasota, pha với nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội. Cho gà uống bình thường trong ngày.

– Gà từ 2 tháng tuổi trở lên thì trị bệnh bằng cách chích vacxin dịch tả hệ I.

Có thể nói, việc nhận biết và phân loại bệnh cho gà rất quan trọng khi bắt tay vào chữa trị. Bởi những dấu hiệu trên cũng thường thấy ở một số bệnh khác như Gumboro, tụ huyết trùng, cúm gia cầm,… Dù sao bài viết cách trị bệnh gà ủ rũ trên chắc hẳn cũng đã đem lại những thông tin hữu ích cho sư kê.

Tag: bong88